– WHY IS VIETNAM STILL POOR? –

 

Mọi thứ rồi cũng sẽ ra đi. Chỉ duy nhất sự tử tế còn ở lại.

Có phải đất nước ta nghèo vì:

Dân số đông, diện tích nhỏ, chiến tranh triền miên, tài nguyên ít ỏi, lịch sử đau thương, rào cản ngôn ngữ hay thể chế chính trị.
Liệu ngần đó nguyên nhân đã đủ để cho một đất nước nghèo chưa?

Vâng xin thưa đủ để bạn nghèo đi vì những năm tháng qua và thật khó khăn để làm giầu lên trong thời gian tới. Vậy bạn muốn nói rằng trong suốt chiều dài lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc, đất nước Việt Nam cho tới năm 1975.
Việt nam luôn bị đô hộ, cai trị, bóc lột và chiến tranh điều đó đã tác động lớn tới nền kinh tế khó khăn kiệt quệ kéo dài đã gây nên những hệ lụy ảnh hưởng rất nhiều về văn hoá, tập tục. Thay vào đó là những mưa cầu khát vọng làm sao thoát được sự thống trị và được tự do, cơm ao ấm no cuộc sống bình dị an nhàn dẫn tới thói quen cam chịu đã làm triệt tiêu đi những sáng tạo vượt bậc, khát vọng lớn lao, tinh thần quyết liệt đua tranh.

 

Khi nói tới đây liệu có phải chúng ta đang đổ thừa cho biến cố lịch sử đã trôi qua! Đúng vậy đó là những nguyên nhân của biến cố lịch sử, chúng ta khổng thể thay đổi! Vậy phải chăng chỉ có một mình đất nước ta chìm trong gian khó bởi đô hộ, chiến tranh, tài nguyên ít ỏi không? Một so sánh Hàn Quốc, Israel, Singapore, là những hình mẫu vươn lên trở thành những quốc gia đứng đầu về điện tử, công nghiệp như Hàn Quốc, khoa học kỹ thuật như Israel, dịch vụ như Singapore để chúng ta đồng cảm và nhìn lại bỏ qua quá khứ để đi tìm câu hỏi đích thực vì sao ta vẫn nghèo đói. Phải chăng những điều sau đây là những nút thắt quan trọng hơn

Chúng ta vẫn vốn tự hào là một dân tộc thông minh, nhanh trí, ham học được cả thế giới phải thừa nhận thông qua các cuộc thi trí tuệ Omlypic toán, lý, hoá luôn ở vị trí dẫn đầu thế giới

Thật không may rằng thay vì sử dụng thông minh đó để cải tiến phát huy sáng tạo, sáng chế chúng ta chỉ dùng trí thông minh để đối phó ví như ngày xưa thì chiến tranh, nghèo đói, khó khăn, áp bức bóc lột. Ngày này thì lách luật, trốn tránh, mưa mô lươn lẹo trong mọi hoạt động từ giáo dục, học tập, kinh doanh, tôn giáo, hay cả chính trị ngoại giao

Dẫu cho có thông minh hơn nữa, chịu khó hơn, chịu khổ hơn cũng không khiến chúng ta có được những cải tiến, sáng tạo trong lao động, khoa học đời sống và công nghệ vì sự thông minh không đồng hành với tầm nhìn rộng, tư duy dài hạn. Lấy ví dụ như khi chúng ta đi lao động, học tập tại các nước phát triển, mong muốn cuối cùng lại không phải là học được công nghệ, bí quyết kinh doanh hay khoa học, dịch vụ để mang về ứng dụng cho công việc, hoạt động và cuộc sống mà thay vào đó là làm sao để có được mong muốn cá nhân đạt được nhiều hơn.

Xem vào thành quả nông nghiệp của chúng ta sẽ thấy chúng ta không tạo nên được bao nhiêu thay đổi.

 

 

Vậy còn khát vọng thì sao?

Chính khát vọng mới là sự dẫn dắt chúng ta trở nên sẽ ra sao, làm được những gì, đi được tới đâu. Nếu cả dân tộc với khát vọng quá khiêm tốn, việc đạt được mục đích và dễ thoả mãn với điều nhỏ nhoi khiến chúng ta không có hoài bão lớn lao, lý tưởng cao đẹp và thành công rực rỡ vang dội. Bởi chính những khát vọng nhỏ bé đã không thôi thúc chúng ta dám làm những điều phi trường. Không có khát vọng lớn thì chẳng có động lực biến chúng ta thành những chiến binh tận hiến sẵn sàng chiến đấu không ngừng nghỉ cho những khát vọng tạo nên những điều vĩ đại thần kỳ.

Lịch sử 4000 năm nhưng chẳng có được bao năm độc lập để tạo nên bản sắc văn hoá riêng mà luôn bị đồng hoá, lai tạp, chắp vá từ tín ngưỡng, sắc tộc, văn hoá cho đến tôn giáo

Nhiều đình chùa, miếu mạo tạo nên quá nhiều hội hè, nghi lễ, thờ tự, cũng kiễng khiến chúng ta mất nhiều thời gian thông qua việc tụ tập, a dua, hội họp, chia phe, kết phái, lập hội chia nhỏ xé lẻ sự đại đoàn kết sức mạnh. Từ đó chúng ta chẳng thể tạo nên sức mạnh hùng cường từ thể thao cho tới những tập đoàn kinh tế có sức ảnh hưởng lớn mạnh tới thế giới. Đó là kết quả của chủ việc đề cao chủ nghĩa cá nhân đã làm suy yếu tinh thần đại đoàn kết dân tộc

 

 

Sự ích kỷ, ghen tị của đám đông không đủ chứng kiến cùng nhìn nhận thấu đáo bóp nghẹt sự khác biệt, sáng tạo độc đáo. Rõ ràng khi tinh thân thần đại đoàn kết dân tộc thiếu đi thì lòng tin của từng cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức lẫn xã hội không tin tưởng vào các hoạt động sản xuất tới thương mại từ đó từ doanh nghiệp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm tạo cơ hội tốt cho các doanh nghiệp nước ngoài chiếm lĩnh thị trường trong nước.

Ẩn sâu bên trong sự nhiệt tình hiếu khách, xởi lởi hồ hởi thân thiện thiệt tình lại chứa đựng sự hời hợt, hời hợt trong quan hệ xã giao, hời hợt trong nghiên cứu khoa học, hời hợt trong tranh luận và phản biện, ngay cả đến lòng tin đức tín chúng ta cũng rất hời hợt để từ đó khó lòng chúng ta có được những đồng minh hết lòng với chúng ta, hết mình với công việc với sản phẩm hay bất cứ những thứ gì chúng ta đã tạo ra và để lại cho tới ngày nay. Vì hời hợt nên chẳng thể kiên trì, kiên định, chúng ta không tạo nên một nền kinh tế mũi nhọn nào đóng góp và nổi danh khắp năm châu bốn biển từ công, nông nghiệp, luyện kim, khai khoáng, xây dựng, may mặc, điện tử, điện lạnh, công nghệ thông tin, truyền thông, du lịch hay cả ẩm thực chẳng thể tìm ra một ngành nghề, công ty nào, thương hiệu nào gì khiến chúng ta đáng tự hào hơn thế nữa.

Còn tiếp… 

Khởi nghiệp giữa sa mạc

Dựa trên câu chuyện có thật ở đời thường.

Xem thêm

Chuối Việt Nam, giá trị bị quên lãng

Cùng Vinachuoi trải nghiệm tinh túy của chuối Việt Nam

Xem thêm